Trường Mẫu giáo Đông Thạnh

Bài tuyên truyền tháng 12/2018

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG MỞ CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
-Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm,từng cá nhân trẻ.
-Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
-Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
-Do vậy khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Thứ nhất:
  + Môi trường trong lớp học
-Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần cần chú ý:
-Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…
-Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
-Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.
-Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời.
-Các góc phải được bày biện hấp dẫn.
-Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chưng cho từng góc
-Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
-Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
-Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ.
-Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…
-Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…)
-Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.
-Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
Môi trường bên ngoài lớp học
-Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
-Các đồ chơi ngoài trời là một yếu tố quan trọng giúp trẻ hoạt động ngoài trời vui vẻ hứng thú
Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động là một yếu tố quan trọng của Trường Mẫu Giáo Đông Thạnh nói riêng và cấp học mầm non nói chung sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất,ngôn ngữ,trí tuệ khả năng thẩm mỹ và tình cảm xã hội tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào lớp 1 trường Tiểu học phù hợp với châm ngôn của Bộ giáo dục và Đào tạo ‘ Học bằng chơi, chơi bằng học’
 
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Nghĩ- Phạm Thị Thanh Tâm